Tinh dầu là gì?

Tinh dầu là một dạng chất lỏng chứa các hợp chất dễ bay hơi được chiết xuất từ phương pháp chưng cất hơi nước, ép lạnh hoặc dung môi chiết xuất.

Tinh dầu được chiết xuất từ những bộ phân như: cành, vỏ, lá, thân, rễ…. của các loại cây cỏ, thảo

Hình 1: Tinh dầu được chiết xuất từ những bộ phân như: cành, vỏ, lá, thân, rễ…. của các loại cây cỏ, thảo

Tinh dầu đi vào cơ thể chúng ta theo đường nào?

  • Hít vào/ngửi, qua đường mũi.
  • Qua đường xông hơi bằng máy xông tinh dầu, bằng cách xịt…thường gọi là liệu pháp mùi thơm.
  • Thoa qua da, ví dụ như dùng tinh dầu để mát-xa…

Chúng ta dùng tinh dầu tinh chất hay phải pha loãng ra?

  • Chúng ta phải pha loãng tinh dầu ra.
  • Nếu dùng tinh dầu để xịt phòng thì tỉ lệ pha giữa tinh dầu và nước tuỳ thuộc vào từng người.
  • Với bạn mới dùng lần đầu, thì bạn cứ cho vài giọt tinh dầu vào 250ml nước, bỏ vào chai xịt, nhưng nếu sau này bạn quen rồi, thì bạn tha hồ pha các loại tinh dầu với nhau để có mùi hương theo ý thích, với liều lượng đậm đặc hơn. Bạn cũng có thể pha theo cách này để xông phòng.
  • Nếu dùng tinh dầu để mát-xa, day huyệt…thì bạn phải pha tinh dầu với dầu nền.
    Dầu nền (carrier oil) có thể là dầu ô-liu, dầu hoa hướng dương, dầu hạnh nhân, dầu dừa, tuỳ theo sở thích và tình trạng sức khoẻ của bạn. Tỉ lệ pha là:

    • Tỉ lệ 2.5%: pha 15 giọt tinh dầu+ 6 muỗng cà phê dầu nền.
    • Tỉ lệ 3%: pha 20 giọt tinh dầu+ 6 muỗng cà phê dầu nền.
    • Tỉ lệ 5%: pha 30 giọt tinh dầu+ 6 muỗng cà phê dầu nền.
    • Tỉ lệ 10%: pha 60 giọt tinh dầu+ 6 muỗng cà phê dầu nền.

Tinh dầu có tác động như thế nào đối với cơ thể và một số lợi ích chính của nó.

  • Tinh dầu nhìn chung đều mang các hợp chất kháng khuẩn và kháng siêu vi trùng, nên khi đi vào cơ thể, chúng giúp diệt mầm bệnh.
  • Còn khi dùng liệu pháp mùi thơm, khi ta hít vào, các phân tử mùi hương trong tinh dầu sẽ đi trực tiếp từ dây thần kinh khứu giác lên não và đặc biệt tác động đến hạch hạnh nhân, trung tâm cảm xúc của não. Qua đó, liệu pháp mùi thơm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng căng thẳng thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm, mất ngủ, buồn nôn…
  • Còn khi tác dụng qua da, một số loại tinh dầu được dùng để mát-xa giãn cơ. Một công ty mỹ phẩm còn dùng tinh dầu hoa oải hương để thêm vào muối tắm giúp tạo cảm giác dễ chịu…
  • Các hợp chất cụ thể khác nhau tùy thuộc vào loại dầu cụ thể, nhưng có hai hợp chất đáng kể đó là aldehyde và phenol.
    • Aldehyde là một chất khử trùng phổ rộng với khả năng khử trùng và tiêu diệt nấm, vi rút và vi khuẩn. Còn phenol là hợp chất hoạt động như chất chống oxy hóa, cũng đã được chứng minh là có đặc tính kháng khuẩn.
    • Sức mạnh của các hợp chất này trong việc tiêu diệt mầm bệnh khiến một số nhà nghiên cứu tin rằng tinh dầu có thể ức chế hiệu quả sự phát triển của một số loại vi khuẩn, bao gồm cả những vi khuẩn đã trở nên kháng thuốc kháng sinh trong những năm gần đây.
  • Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tinh dầu giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng bằng cách sản sinh ra các loại tế bào miễn dịch.
  • Và còn nhiều các lợi ích khác…

Vậy tinh dầu có hoàn toàn vô hại không?

  • Tinh dầu, cũng như mọi thứ trên Trái Đất này, đều có 2 mặt lợi và hại. Nếu ta dùng đúng, chúng sẽ giúp ta cải thiện sức khoẻ, và ngược lại, nếu không dùng đúng, sẽ gây hại đến sức khoẻ.
    Ví dụ như có nghiên cứu cho thấy dùng tinh dầu tràm trà (tea tree oil) quá liều có thể làm cho bé trai phát triển tuyến vú vì có chứa hoạt chất bắt chước estrogen và ức chế sản xuất testosterone…

Muốn an toàn cho sức khoẻ, tốt nhất bạn nên kiểm tra thử xem mình có bị dị ứng với tinh dầu và cả dầu nền hay không?

  • Cách kiểm tra: dùng một giọt tinh dầu/dầu nền thoa vào mặt trong cổ tay, băng lại và xem phản ứng trong vòng 24 giờ. Nếu không có dị ứng, như ngứa da, đỏ da… thì có thể dùng. Nếu bị dị ứng thì mau rửa vị trí thử nghiệm với nước, rồi tránh xa loại tinh dầu đó ra.
  • Nếu tình trạng dị ứng nặng hơn thì đi bác sỹ.

Các loại tinh dầu diệt khuẩn thanh loạc không khí.

1.Tinh dầu tràm trà – Tea tree oil

Hình 2: Cây tràm trà (tea tree)

  • Tên khoa học: Melaleuca alternifolia
  • Được các nghiên cứu chứng minh là có tác động trên các loại vi khuẩn và vi-rút như Escherichia coli (E. coli), Staphylococcus aureus (S. aureus), Staphylococcus epidermidis (S. epidermidis), Enterococcus faecalis (E. faecalis), Pseudomonas aeruginosa (P. aeruginosa), Haemophilus influenzae (H. influenzae), Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae).
  • Những loại vi khuẩn và vi-rút này gây các loại bệnh như viêm phổi, ngộ độc thực phẩm, cúm dạ dày, nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu…
  • Cách dùng:
    • Pha loãng theo tỉ lệ 5-15% rồi thoa vào da mỗi ngày 1-2 lần. (Có hướng dẫn cách pha ở mục số 3).
    • Pha tinh dầu vào bồn tắm hoặc bạn cũng có thể dùng để xông phòng.
    • Dùng tinh dầu tràm trà để diệt khuẩn phòng ốc: pha theo công thức: 3 giọt tinh dầu + 250 giấm trắng + 250ml nước.

2.Tinh dầu khuynh diệp hay còn gọi là bạch đàn – Eucalyptus oil

  • Có nhiều loài cây khuynh diệp cho các loại tinh dầu khác nhau một chút về thành phần.
  • Được các nghiên cứu chứng minh là có tác dụng trên các loại vi khuẩn và vi-rút như: S. aureus, Streptococcus pyogenes (S. pyogenes), Salmonella typhi (S. typhi), Shigella spp., E. coli, P. aeruginosa.
  • Tinh dầu khuynh diệp có các tác dụng như giảm viêm nhiễm, giảm các triệu chứng liên quan tới hen suyễn, giảm căng thẳng thần kinh, cải thiện bệnh gàu.
  • Các nhà nghiên cứu cho rằng tinh dầu khuynh diệp hứa hẹn được dùng như một loại kháng sinh tự nhiên chống lại một số bệnh nhiễm trùng.
  • Cách dùng:
    • Tinh dầu khuynh diệp được khuyến cáo là khá độc, không nên dùng trực tiếp lên da hoặc nuốt.
    • Pha loãng tinh dầu khuynh diệp với nước tắm hoặc dùng để xịt hoặc xông phòng.

Hình 3: Cây khuynh diệp hay bạch đàn (Eucalyptus)

3.Tinh dầu sả chanh – Lemongrass

  • Tên khoa học: Cymbopogon citratus
  • Tinh dầu sả chanh cũng có tính chất kháng khuẩn.
  • Trong một nghiên cứu, tinh dầu sả chanh được chứng minh có thể chống lại vi khuẩn Bacillus subtilis và Bacillus cereus. Do đó, tinh dầu sả chanh được thêm vào các loại thuốc kháng khuẩn.
  • Theo nghiên cứu, thành phần hóa học chính của tinh dầu tạo nên mùi đặc trưng của Sả chanh là citral luôn dao động trong khoảng 65% – 85% và neral aldehyde (25 – 38%). Bên cạnh đó, tinh dầu Sả chanh là có khả năng kháng lại một số vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh.
  • Cách dùng:
    • Dùng pha loãng để xông phòng,
    • Pha 3-4 giọt tinh dầu sả chanh vào các chai dung dịch tẩy rửa.
    • Pha loãng với dầu nền để thoa thẳng lên da để sát trùng. (Xin xem lại câu 3).
    • Pha loãng 12 giọt tinh dầu sả chanh+ 1 muỗng cà phê dầu nền. Dùng dầu này để mát-xa hoặc có thể dùng để pha nước tắm.

Hình 3: Cây sả chanh (Lemongrass)

4. Tinh dầu Quế Cinnamon

Tinh dầu Quế (tên khoa học là: Cinnamomum zeylancium) được chưng cất từ lá, vỏ cây quế chứa thành phần hóa học Cinnamaldehyde. Tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với các mầm bệnh: Enterobacteriaceae, S. aureus, Streptococcus pyogenes, S. pneumoniae, Enterococcus faecalis, E. faecium, Bacillus cereus, Acinetobacter lwoffii, Enterobacter aerogenes, E. coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, P. aeruginosa,.. [1]

Nổi tiếng với việc sử dụng như một loại gia vị, tinh dầu Quế cũng có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tác dụng của tinh dầu Quế là giúp hỗ trợ chức năng trao đổi chất và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Đồng thời mùi hương ấm áp, dễ chịu của quế sẽ giúp không gian nhà bạn thêm sạch sẽ, gần gũi và ấm cúng.

5. Tinh dầu Chanh Tươi Lemon

Tinh dầu Chanh Tươi (tên khoa học là Citrus limon) chứa d-limonene, một chất kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh mẽ. Cũng giống như tinh dầu họ nhà cam quýt khác, chanh cũng hữu ích trong việc cung cấp năng lượng và đánh thức các giác quan của bạn.

Bạn có thể thêm 20 giọt tinh dầu chanh vào dung dịch giấm và nước vào bình xịt. Xịt và khử trùng an toàn các bề mặt đồ nội thất trong gia đình.

                                Trái chanh tươi

8. Tinh dầu Bạc Hà Peppermint

Tinh dầu bạc hà là một loại tinh dầu tuyệt vời để thanh lọc không khí và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.

Tinh dầu bạc hà (tên khoa học là Mentha piperita), chiết xuất từ thân lá bạc hà, thành phần chủ yếu là menthol. Tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ trên các mầm bệnh là: S. aureus, S. typhimurium, V. parahaemolyticus,..

Bạc hà là một thành phần trong dầu xoa bóp được sử dụng để làm giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường. Khi bạn mệt mỏi hãy hít không khí có một chút bạc hà và cảm nhận mùi hương thanh mát, sảng khoái không chỉ bằng mũi, mà bằng cả làn da với sự mát mẻ mà nó mang lại. Bạc hà còn là một trong những tinh dầu đuổi côn trùng, đuổi muỗi hiệu quả được yêu thích.

                                       Cây bạc hà

Tổng kết

  • Tinh dầu tràm trà, tinh dầu khuynh diệp và tinh dầu sả chanh, tinh dầu quế, tinh dầu chanh, tinh dầu bạc hà được các nghiên cứu chứng minh là có tính chất kháng khuẩn, kháng vi-rút… và được khuyến cáo có thể dùng để phòng bệnh và làm giảm các triệu chứng của bệnh COVID-19.
  • Luôn ghi nhớ là không được dùng tinh dầu trực tiếp lên da, mà phải pha loãng ra.
  • Có thể dùng tinh dầu qua 3 đường: ngửi, thoa trực tiếp lên da, và xông/xịt phòng.
  • Luôn đọc kỹ các khuyến cáo của nhà sản xuất, các tác dụng phụ, chống chỉ định và chỉ định để biết cách xử lý và dùng cho chính xác.
  1. Tông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH MTV THỰC PHẨM XANH VIỆT GROUP

ĐỊA CHỈ: 105/42 Đường 59, P.14, Q. Gò vấp, TP. HCM

Webside: tinhdauvietgroup.com

Điện thoại: 0765.551.582

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *