Khô họng, nghẹt mũi là tình trạng xảy ra với một số người khi làm việc hoặc ngủ trong môi trường có máy lạnh, điều hòa. Vì sao lại nằm máy lạnh, điều hòa lại dẫn tới tình trạng nghẹt mũi và khô họng như vậy, làm thế nào để khắc phục và hạn chế vấn đề này một cách hiệu quả nhất. Hãy để tinh dầu thiên nhiên sả chanh Win mách bạn nhé.
- Vì sao nằm điều hòa hay bị nghẹt mũi, khô họng?
1. Phòng bị hạn chế lưu thông gió vì đóng kín cửa
Thời tiết oi bức khó chịu, thật khó sống thiếu chiếc máy lạnh – điều hòa không khí.
2. Độ ẩm không khí giảm
Độ ẩm an toàn khuyên dùng cho sinh hoạt là 40-60%, cho bảo quản máy móc là 40-50%. Nếu độ ẩm quá khô hay quá ẩm đều có thể khiến bạn khó chịu và có thể bị bệnh. Tuy nhiên, khi mở điều hòa liên tục, không khí sẽ bị khô và thiếu ẩm.
Vì sao bật máy lạnh nhiều không khí lại thiếu độ ẩm?
Máy điều hòa nhiệt độ làm lạnh theo nguyên tắc hấp thụ nhiệt độ, bằng cách để không khí đi qua nhiều lần bộ phần làm lạnh có nhiệt độ thấp. Độ ẩm trong không khí gặp nhiệt độ thấp sẽ hóa lỏng rồi thông qua thiết bị dẫn nước của điều hòa thoát ra ngoài. Vì vậy độ ẩm trong phòng máy lạnh sẽ giảm xuống ngày càng thấp.
Hình ảnh: Tinh dầu sả chanh Win dùng xông phòng máy lạnh
3. Do cơ thể mất nước
Khi họng bị khô có thể là dấu hiệu rằng cơ thể bạn mất nước hay thiếu nước. Khi cơ thể mất nước nước, tuyến nước bọt không tiết đủ để làm ẩm cho miệng và cổ họng.
4. Ngủ mở miệng
Khi ngủ miệng mở cũng là một nguyên nhân khiến bạn bị khô họng nghẹt mũi mỗi sáng. Không những bị khô họng mà khi ngủ mở miệng trong phòng máy lạnh bạn rất dễ bị đau họng, nghẹt mũi nữa.
3. Kiểm soát thông gió
Để hết tình trạng nằm điều hòa bị nghẹt mũi thì bạn cần cho phòng được thông gió ít nhất 1-2 lần trong ngày bằng cách mở cửa chính, cửa sổ hoặc dùng quạt để đẩy không khí trong phòng ra. Không khí bị giữ lại trong nhà thời gian dài sẽ dễ tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn.
4. Không bảo trì máy lạnh
Không bảo trì máy lạnh cũng là nguyên nhân gây ra khô họng, nghẹt mũi. Vì không được bảo trì định kỳ nên bộ lọc không khí sẽ đóng bụi bẩn, sinh sôi vi khuẩn, nấm mốc,… Không khí đi qua máy lạnh mang bụi bẩn, vi khuẩn làm ô nhiễm không khí trong phòng. Việc này ảnh hưởng đến chất lượng sống, sức khỏe và đặc biệt là hệ hô hấp.
B. Ngủ máy lạnh như thế nào để không bị khô hong, nghẹt mũi?
1. Tăng độ ẩm
Không khí đầy đủ độ ẩm có thể làm dịu mũi và họng của người dùng máy lạnh. Điều này cũng giúp loãng chất nhầy trong xoang, giúp người bệnh dễ thở hơn. Để tăng độ ẩm trong phòng máy lạnh bạn có thể đặt một chậu nước, 1 cái khăn ẩm gần nơi bạn ngồi, thêm cây xanh,… Hay đơn giản hơn là dùng thiết bị tạo ẩm trong không khí.
Bạn có thể tận dụng thiết bị xông khuếch tán cùng tinh dầu sả chanh Win. Hơi nước bay lên vừa giúp lan tỏa hương thơm tinh dầu dễ chịu, vừa tăng cường độ ẩm. Giúp thanh lọc không khí, kháng khuẩn, thư giãn tinh thần.
Máy khuếch tán dùng sóng siêu âm lan tỏa tinh dầu, cung cấp độ ẩm, không ồn ào và tự tắt khi hết nước.
2. Uống nhiều nước
Uống nước là cách đơn giản nhất để hạn chế tình trạng khô họng và nghẹt mũi. Lượng nước trung bình bạn cần là 2 lít nước mỗi ngày.
3. Giảm nhiệt độ chênh lệch
Nhiệt độ phòng máy lạnh không nên chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ môi trường bên ngoài. Nhiệt độ chênh lệch giữa phòng máy lạnh so với bên ngoài được khuyến khích thấp hơn hoặc cao nhất là khoảng 8 – 10 độ C.
Ngoài ra, nên mở cửa phòng máy lạnh vài phút để cơ thể quen với nhiệt độ môi trường rồi mới đi ra ngoài. Điều này cũng đúng trong trường hợp bạn đi từ ngoài trời nóng bức vào phòng có điều hòa nhiệt độ thấp. Đặc biệt đối với trẻ em, khi bé đi ngoài trời nóng mồ hôi nhễ nhại. Nên để bé ngồi ở nhiệt độ thường 3 phút, lau mồ hôi cho bé trước khi vào phòng máy lạnh có nhiệt độ thấp hơn.