Công dụng của tinh dầu tràm trà. Những công dụng tuyệt vời từ tinh dầu tràm trà.

  1. Thành phần chính trong tinh dầu tràm trà:

    Thành phần hóa học gồm 28 – 30 hợp chất khác nhau, trong đó chủ yếu là:

    • Terpinen-4-ol (46,6%): nguyên liệu dùng để sản xuất các loại thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới dạng thuốc bôi hoặc hít ngửi bay hơi
    • Cineol (1,8 – 2,4%): có mùi thơm mát, hơi cay, được dùng trong dược phẩm – y tế, nước hoa – mỹ phẩm và trong các sản phẩm xua đuổi côn trùng. Ngoài ra, đây còn là chất phụ gia cho thuốc lá
    • Terpinenen chiếm 10 – 25% và Terpinene chiếm 18,6 – 23,65%

                                 

2. Công dụng của tinh dầu tràm trà:

Đối với da

1.  Trị mụn

Một trong những công dụng nổi tiếng nhất của tinh dầu tràm trà, đó chính là khả năng trị mụn. Đặc biệt là các loại mụn viêm, mụn mủ, nang mụn.

Các thành phần trong tinh dầu giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Làm sạch sâu cho làn da và giảm bớt hoạt động của các tuyến bã nhờn trên da.

Ngoài ra, còn giúp khử trùng, tiêu viêm, làm xẹp các nốt mụn và làm dịu da một cách hiệu quả. Tinh dầu tràm trà hoàn toàn không làm bong da hay tổn thương làn da.

Chưa kể, dùng tinh dầu này trị mụn còn mang đến hiệu quả điều trị nhanh gấp 3 lần so với các sản phẩm khác.

Làm dịu vùng da bị viêm

Tinh dầu tràm trà có khả năng làm dịu những vùng da bị viêm nhiễm, giúp trị bệnh nấm móng chân, bệnh chàm vẩy nến,… một cách an toàn và hiệu quả nhanh chóng.

Nếu muốn phát huy tối ưu hiệu quả điều trị, bạn nên cân nhắc sử dụng cùng với tinh dầu oải hương, tinh dầu kinh giới,…

2. Nước rửa tay

Bản chất của tinh dầu tràm trà là một chất làm sạch, khả năng khử trùng tốt, hoàn toàn tự nhiên và an toàn với sức khỏe con người.

Vì thế, bạn cũng có thể dùng để rửa tay hàng ngày, đảm bảo đôi tay sạch sẽ là cách ngừa mụn và các bệnh liên quan về đường tiêu hóa.

3. Khử mùi vùng da dưới cánh tay

Ngoài khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, tinh dầu tràm trà còn giúp diệt gọn lũ vi khuẩn gây mùi ở vùng da dưới cánh tay.

Vì thế, nếu có vấn đề về mùi hôi ở vùng “cánh”, bạn hãy dùng một ít tràm trà trộn với một ít dầu dừa và baking soda để thoa lên vùng da này. Bạn sẽ bất ngờ với khả năng khử mùi của tràm trà đấy.

4. Dầu tràm trà cho bệnh vẩy nến và chàm da

Nhờ khả năng kháng khuẩn, chống viêm mà tinh dầu tràm trà có thể làm giảm bất kỳ loại viêm da nào. Kể cả bệnh vẩy nến và chàm da cứng đầu cũng không thể làm khó được tràm trà.

Nó giúp người bệnh làm dịu hẳn cảm giác ngứa ngáy, viêm nhiễm khó chịu, cải thiện vùng da bị tổn thương sau một thời gian sử dụng.

Đối với tóc – Trị gàu

Ngoài những công dụng tuyệt vời với làn da, tinh dầu tràm trà còn có khả năng trị gàu cho tóc, giảm ngứa da đầu rất tốt.

Tràm trà sẽ dùng khả năng kháng khuẩn, kháng viêm để chống lại các loại vi khuẩn gây viêm da, ngứa da đầu, hạn chế gàu xuất hiện và bảo vệ da đầu khỏi các loại nấm.

Khử trùng

Các thành phần trong tinh dầu tràm trà hoạt động như một “sát thủ chuyên nghiệp” trước các loại vi khuẩn, vi trùng trên cơ thể con người và cả các đồ vật gia dụng.

Vì thế, tràm trà được dùng phổ biến trong việc làm sạch da, khử trùng các vùng da viêm nhiễm. Ngoài ra, một số sản phẩm tẩy rửa đồ đạc cũng có sự góp mặt của tràm trà như một thành phần chính.

Đẩy nhanh quá trình bình phục vết thương

Với các vết thương hở trên cơ thể, tinh dầu tràm trà có tác dụng sát trùng, ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp cầm máu và đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng thời gian làm lành vết thương của  tràm trà nhanh hơn so với các chất chống nhiễm trùng khác.

Cải thiện tình trạng cho móng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại kem dưỡng móng có thành phần từ tràm trà giúp cải thiện tình trạng nấm móng tay hiệu quả sau 16 tuần.

Dĩ nhiên, nó cũng thích hợp để điều trị nấm móng chân cho người thường xuyên đi giày kín hoặc làm việc trong môi trường ẩm ướt.

Nước súc miệng

Tinh dầu tràm trà an toàn với sức khỏe con người nên có thể sử dụng như một loại kem đánh răng tự chế. Nó có khả năng làm giảm tình trạng chảy máu lợi và cải thiện vấn đề viêm nướu mãn tính.

Bên cạnh đó còn giúp khử mùi hôi miệng và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.

Đối với nhà cửa, không khí

1. Tiêu diệt nấm mốc trong không khí

Không khí nóng ẩm hay mưa ở nước ta dễ khiến trong nhà bạn bị nấm mốc. Và tinh dầu tràm trà chính là lựa chọn mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn diệt trừ nấm mốc, cải thiện bầu không khí.

Bạn có thể dùng máy khuếch tán tinh dầu và đặt ở một góc nhỏ trong phòng. Hoặc nhanh gọn hơn là pha tinh dầu vào nước rồi dùng bình xịt để xịt lên rèm cửa, tủ, bàn, ghế,… trong nhà.

MÁY TÚ CẦU HOA- 100ML

2. Làm sạch đồ dùng trong nhà

Thay vì mua các sản phẩm tẩy rửa chứa nhiều hóa chất, bạn hãy dùng tinh dầu tràm trà pha cùng nước, giấm và tinh dầu chanh.

Dùng hỗn hợp này để lau sạch các đồ dùng trong nhà thật nhanh chóng, đơn giản mà còn an toàn cho sức khỏe.

Phòng chống ung thư

Tinh dầu tràm trà có tác dụng ức chế tăng sinh tế bào ung thư, làm chậm phát triển u trung tiểu mô và có tác dụng chống khối u. Vì thế, loại tinh dầu này có khả năng phòng chống ung thư tốt.

Chăm sóc sức khỏe cho em bé

Ngoài những công dụng với sức khỏe và làn da người trưởng thành, tinh dầu tràm trà còn là người bạn thân thiết của trẻ nhỏ.

Khi bé bị cảm lạnh, ngạt mũi, ho, viêm phế quản,… bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu lên gối của bé để giúp cải thiện các vấn đề này hơn.

Nếu bé yêu bị mũi hoặc các loại côn trùng đốt, bạn cũng có thể thoa vài giọt vào vùng da này thay vì sử dụng các loại dầu gió.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng loại tình dầu này để massage cho bé yêu, giúp bé ngủ ngon, tinh thần thư thái và dễ chịu hơn.

Giảm tắc nghẽn đường hô hấp

Tinh dầu tràm trà giúp loại bỏ tình trạng tắc nghẽn đường mũi và phổi – vốn là nguyên nhân chính gây ra bệnh hen suyễn.

Đặc tính của loại tinh dầu này là giúp long đờm và chống viêm, cải thiện vấn đề hô hấp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

 

CUNG CẤP SỈ TINH DẦU TRÀM TRÀ UY TÍN

CÔNG TY TNHH MTV THỰC PHẨM XANH VIỆT GROUP

ĐC: 105/42 ĐƯỜNG 59, P. 14, Q. GÒ VẤP, TPHCM

ĐIỆN THOẠI: 0765.551.582

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *